Bối cảnh lịch sử Tổng_khởi_nghĩa_Hà_Nội

Vào những ngày đầu tháng 8 năm 1945, tình hình chính sự Hà Nội ngày càng trở nên nóng bỏng hơn do những biến động của Chiến tranh thế giới thứ hai. Quân đội Nhật liên tiếp chịu hết thất bại này tới thất bại khác trên các mặt trận trước quân đội Đồng Minh. Trong thời điểm đó, lãnh đạo Việt Minh đã chỉ thị tiến hành các cuộc tiếp xúc bí mật với Khâm sai Phan Kế Toại, người đại diện cho triều đình nhà Nguyễn tại miền Bắc, đề nghị ông đứng về phía Việt Minh. Ông Toại đang phân vân trước lời mời tham chính của Việt Minh.

Chỉ thị của Hồ Chí Minh về tổng khởi nghĩa

Chiều 15 tháng 8, khi có tin Nhật chính thức đầu hàng Đồng Minh, hai ông Trần Tử BìnhNguyễn Khang, hai đại diện của Xứ ủy Bắc Kỳ được giao nhiệm vụ ở lại Hà Nội, đã cấp tốc bàn bạc và đi tới quyết định thành lập Uỷ ban Quân sự Cách mạng Hà Nội (Ủy ban khởi nghĩa) của Mặt trận Việt Minh - do ông Khang làm chủ tịch và bốn ủy viên: Trần Quang Huy, Nguyễn Duy Thân, Lê Trọng NghĩaNguyễn Quyết cùng cố vấn Trần Đình Long - để gấp rút chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. Ủy ban khởi nghĩa sẽ trực tiếp tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành, biểu dương lực lượng gây hoang mang cho chính phủ Trần Trọng Kim trước khi đi tới việc giành chính quyền. Đồng thời gia tăng vận động để ông Phan Kế Toại nhanh chóng có quyết định từ chức và giao chính quyền cho Việt Minh, qua đó hạn chế những sự cố gây đổ máu cho lực lượng cách mạng. Khâm sai Phan Kế Toại đã gặp Nguyễn Khang, người do Xứ Ủy Bắc Kỳ cử đến. Ông đề nghị Việt Minh tham gia Chính phủ Đế quốc Việt Nam và ngừng các hoạt động chống Nhật nhưng Nguyễn Khang bác bỏ.[1]

Ngay sau đó, chính quyền thân Nhật Đế quốc Việt Nam thành lập Uỷ ban Chính trị để đàm phán với Việt Minh. Ủy ban này đề nghị Việt Minh: "Đằng nào các ông cũng thắng, nhưng để điều đình với Đồng Minh sẽ vào Đông Dương giải giáp quân Nhật, đề nghị vùng nông thôn cách thành phố 15km là thuộc quyền các ông, còn thành phố cần có nhân sĩ, trí thức đứng ra giao dịch với Đồng Minh". Đại biểu Việt Minh đã trả lời dứt khoát: "giao dịch với Đồng Minh lúc này, ngoài Việt Minh không ai có thể có lực lượng và danh nghĩa cả".

Sau cuộc họp cuối cùng của Hội đồng Tư vấn ngày 16/8/1945, Phan Kế Toại được chính quyền Huế chấp nhận từ chức ngày 17/8/1945, Một số các phụ tá của ông cùng với các quan chức cấp cao của chính quyền Đế quốc Việt Nam tại miền Bắc chạy trốn vào kinh đô Huế.[2]

Liên quan